Thứ ba, 15/10/2024     Di tích lịch sử là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt, tưởng nhớ sự hy sinh anh dũng của ANH HÙNG, CHIẾN SĨ ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc
Tìm kiếm:    
    CẤP TỈNH
      Di tích nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm 15:31 04/01/2024 [132]

Đồng chí Nguyễn Nghiêm là nhà lãnh đạo tài năng, Người có vai trò quan trọng tới sự phát triển của phong trào cách mạng ở Quảng Ngãi và phong trào cách mạng ở một số tỉnh Nam Trung kỳ trong thời kỳ 1930-1931. Đồng chí Nguyễn Nghiêm sinh năm 1904 tại làng Tân Hội, nay thuộc xã Phổ Phong, thị xã Đức Phổ. Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, đồng chí Nguyễn Nghiêm sớm tham gia các hoạt động yêu nước từ năm 14 tuổi. Năm 1924, đồng chí Nguyễn Nghiêm giác ngộ về cách mạng tháng mười Nga và chủ nghĩa cộng sản được tiếp thu từ nhà tù Côn Đảo và xác định con đường cứu nước, cứu dân theo quan điểm cách mạng vô sản. Đồng chí là Bí thư đầu tiên của Đảng bộ đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi.

 

Di tích nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm là nơi tôn vinh, tưởng niệm và trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Nghiêm, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, bí thư đầu tiên của Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi có vai trò và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi. Đây cũng là nơi đồng chí Nguyễn Nghiêm được sinh ra và lớn lên trong tình thương yêu, giáo dưỡng của gia đình, đặc biệt là được sự giáo dục của người cha là cụ tú tài Nguyễn Tuyên giàu tinh thần yêu nước và khát vọng cứu dân, cứu nước.

 


Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm ở thôn Tân Phong, xã Phổ Phong, Thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi

 

Đánh giá phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi trong hai năm 1930, 1931, Trung ương Đảng khẳng định: "...rồi tới Quảng Ngãi, tuy phong trào chưa bằng Nghệ Tĩnh nhưng nó vẫn là mạnh nhất trong phía Nam Trung kỳ".

Thắng lợi mà nhân dân Quảng Ngãi giành được dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Nghiêm và Đảng bộ tỉnh đã góp phần tô thắm lịch sử vẻ vang của Đảng, của dân tộc tạo nền tảng vững chắc cho phong trào cách mạng tỉnh nhà, tiếp tục giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong những năm tiếp theo.

 

 

Năm 1925, đồng chí Nguyễn Nghiêm cùng với các thành viên tích cực tham gia hoạt động trong Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, rồi gia nhập tổ chức này. Từ 1927 - 1929, với bí danh là Mười Hòa, đồng chí Nguyễn Nghiêm đã lăn lộn trong phong trào quần chúng, tuyên truyền gây dựng nhiều cơ sở cách mạng trở thành một trong những cán bộ hoạt động năng nổ của tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

 

Tháng 7/1929, đồng chí Nguyễn Nghiêm được giao trọng trách xúc tiến việc thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi. Tháng 8/1929, Trương Quang Trọng, Hồ Độ cùng 19 thành viên của tỉnh bộ hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị bắt, kết án tù và đày đi các nhà lao trong nước. Đồng chí Nghiêm cùng các hội viên ở lại thực hiện chủ trương vô sản hóa và tìm bắt liên lạc với các tổ chức cộng sản trong nước.

Giữa tháng 3/1930, sau khi tìm cách liên lạc với Đảng, đồng chí Nguyễn Nghiêm cùng các đại biểu các huyện và một số đồng chí ở Nam Bộ về tại làng Tân Hội - Đức Phổ tuyên bố thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của Đảng bộ cộng sản Quảng Ngãi. Ngay sau khi thành lập, tại nhà đồng chí Nguyễn Nghiêm ở làng Tân Hội, xã Phổ Phong, cuộc họp đầu tiên của Tỉnh ủy lâm thời đã được tổ chức. Nhà đồng chí Nguyễn Nghiêm đã trở thành cơ sở liên lạc và là nơi đặt cơ quan in ấn của Tỉnh ủy.

 

Tháng 5/1930, đồng chí Nguyễn Nghiêm đã triệu tập Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ nhất vào tháng 6/1930 tại làng Hùng Nghĩa, xã Phổ Phong, thị xã Đức Phổ. Ông được bầu làm Bí thư và trở thành Bí thư đầu tiên của Đảng bộ đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi.

 

Cuối tháng 9/1930, đồng chí Nguyễn Nghiêm đã triệu tập và chủ trì hội nghị Tỉnh ủy, xác định nhiệm vụ lâu dài và đề ra nhiệm vụ trước mắt là phát động đợt đấu tranh rộng lớn trong toàn tỉnh, nhằm hưởng ứng và chia lửa với đồng bào Nghệ Tĩnh theo chỉ thị của xứ ủy Trung Kỳ. Đồng chí Nguyễn Nghiêm được phân công trực tiếp lãnh đạo cuộc biểu tình. Đêm mùng 7 rạng sáng ngày mùng 8/10/1930, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Nghiêm, hơn 3000 nông dân các xã đã tập trung tại gò Cây Thị tổ chức mít tinh, nghe diễn thuyết, sau đó rầm rộ biểu tình với 5000 người tham gia đập phá công đường, thiêu hủy sổ sách, phá nhà lao và làm chủ huyện lỵ Đức Phổ, mở đầu cho cao trào cách mạng 1930-1931 ở Quảng Ngãi.

 

Để dập tắt phong trào đấu tranh, địch tăng cường lực lượng đàn áp biểu tình, lùng bắt Cán bộ, Đảng viên cầm đầu, đồng chí Nguyễn Nghiêm chỉ đạo chuyển cơ quan Tỉnh ủy từ Tân Hội - Đức Phổ về làng Nghĩa Lập nay là xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức. Để đưa phong trào đấu tranh tiến lên một bước mới 3/10/1930, tại làng Nghĩa Lập, đồng chí Nguyễn Nghiêm chủ trì cuộc họp Tỉnh ủy, đề ra chủ trương tiếp tục biểu tình công khai với những khẩu hiệu có nội dung yêu sách về kinh tế cho xác hợp với tình hình.

 

Giữa lúc phong trào đấu tranh các huyện đang dâng cao, các tổ chức đoàn thể cách mạng trong tỉnh được củng cố và phát triển. Ngày 6/3/1931 (tức ngày 18 tháng giêng năm Tân Mùi), tên Nguyễn Hòa phản bội, chỉ điểm, địch bắt đồng chí Nguyễn Nghiêm tại cấm Giám Tộ, thuộc làng Nhu Năng (nay thuộc xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa). Trong hơn một tháng bị giam giữ tại nhà lao Quảng Ngãi, công sứ Pháp cùng đám tay sai bày mưu tính kế, dụ dỗ mua chuộc rồi tra tấn Nguyễn Nghiêm với đủ mọi cực hình dã man nhưng vẫn không khuất phục được tinh thần cách mạng kiên cường và ý chí kiên trung bất khuất của đồng chí. Sáng sớm ngày 23/4/1931 (ngày 6 tháng 3 năm Tân Mùi), đế quốc đưa đồng chí Nguyễn Nghiêm ra xử chém tại bãi sông Trà Khúc.

 

Đồng chí Nguyễn Nghiêm đã sống một cuộc đời vô cùng anh dũng, trong sáng, đẹp đẽ và hi sinh  một cách oanh liệt vẻ vang, đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng và dân tộc. Suốt 13 năm lăn lộn trong phong trào yêu nước rồi phong trào cách mạng của tỉnh nhà, đồng chí Nguyễn Nghiêm đã có gần ngần ấy năm gắn với quê hương Phổ Phong - Đức Phổ, từ những ngày đầu gây dựng cơ sở cách mạng cho đến khi Đảng bộ được thành lập tổ chức lãnh đạo cuộc biểu tình đánh chiếm huyện đường Đức Phổ.

 

Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm được tôn tạo vào năm 1986, 2015 trên khu vườn cũ rộng khoảng 4 sào, thuộc thôn Tân Phong, xã Phổ Phong, thị xã Đức Phổ. Di tích nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm đã phát huy giá trị vào việc giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ nhân dân trong và ngoài tỉnh.

(Nguồn: Hồ sơ lí lịch khoa học di tích Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm )

 

(Di tích Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm được xếp hạng di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 845/QĐ-UBND ngày 05/6/2012)

 


 

 

 
Mời bạn tham gia bình luận
    CÁC BÌNH LUẬN
    CÁC TIN LIÊN QUAN KHÁC

       Di tích Miếu Bà Kỳ Tân 21:25 30/01/2024 [214]


      Di tích địa đạo Đức Chánh 15:58 18/01/2024 [83]


       Di tích Căn cứ Hố Đá 15:34 04/01/2024 [89]


      Di tích Căn cứ Núi Lớn 09:35 01/01/2024 [111]


       Di tích Nhà đồng chí Trần Hàm 09:29 01/01/2024 [78]


      Di tích Chiến thắng Quai Mõ (Tên gọi khác Chiến Thắng Quay Mỏ) 16:22 25/12/2023 [128]


       Di tích Chiến thắng Đá Bàn 16:16 25/12/2023 [89]


      Di tích Suối Loa 15:47 22/12/2023 [86]


      Di tích chiến thắng Trà Nô 20:54 21/12/2023 [82]


       Di tích Địa điểm Chiến thắng Mỏ Cày 18:09 21/12/2023 [58]


       Di tích Nhà lưu niệm đồng chí Trần Toại 17:21 21/12/2023 [56]


      Di tích xưởng quân giới 240 21:36 14/12/2023 [84]


      Trường Trung học bình dân miền Nam Trung Bộ 22:35 12/12/2023 [89]


       Di tích khu lưu niệm Anh hùng liệt sĩ, Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm 12:08 03/12/2023 [101]


      Di tích Mộ và Nhà Thờ Lê Khiết (Mộ và nhà thờ ông Lê Tựu Khiết) 09:21 03/12/2023 [101]

       Di tích Địa đạo Phú Lộc 19:09 02/12/2023 [102]
       Di tích Đình Làng Lâm Sơn - Nghĩa Hành 16:01 02/12/2023 [100]


NHÂN VẬT LỊCH SỬ   


    TIN ĐỌC NHIỀU NHẤT
  Di tích Miếu Bà Kỳ Tân
 Di tích địa đạo Đức Chánh
  Di tích Căn cứ Hố Đá
  Di tích nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm
 Thử tài với câu hỏi trắc nghiệm
 Di tích Căn cứ Núi Lớn
  Di tích Nhà đồng chí Trần Hàm
 Di tích Chiến thắng Quai Mõ (Tên gọi khác Chiến Thắng Quay Mỏ)
  Di tích Chiến thắng Đá Bàn
  Chiến khu Cao Muôn (huyện Ba Tơ)



 

    TRUY CẬP

 

   NHÓM NGHIÊN CỨU KHKT

 

    CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

 

    Ban biên tập Trang thông tin điện tử Nhóm nghiên cứu

 

    Hoạt động theo giấy phép số 2468 /GPTTĐT-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 30/11/2023


   

 

 LIÊN HỆ 

 

NHÓM NGHIÊN CỨU KHKT

 

  📞 Điện thoại: 0376371267

 

  ✉️ Email: hisqng@gmail.com

 

  🏠 Địa chỉ: 180/43 Hoàng Hoa Thám, TP Quảng Ngãi