Thứ tư, 11/09/2024     Di tích lịch sử là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt, tưởng nhớ sự hy sinh anh dũng của ANH HÙNG, CHIẾN SĨ ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc
Tìm kiếm:    
    CẤP TỈNH
     Di tích Căn cứ Núi Lớn 09:35 01/01/2024 [102]

Di tích tọa lạc ở xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

 

Núi Lớn là căn cứ, là “thánh địa kháng chiến” của quân dân Mộ Đức trong kháng chiến chống Mỹ. Căn cứ Núi Lớn ẩn mình phía tây nam dưới chân núi Rừng Cấm có độ cao hơn 400 m, được rừng già bao phủ với nhiều khe suối nhỏ. Phía bắc là thung lũng đồng Hốc Cát, phía đông là Hốc Bao và Hố Cây Trại, tiếp liền với hệ thống núi Đinh Ba và núi Lỗ Bom, phía nam căn cứ là Nà Nước Mọc, phía tây là Hố Bùng Binh và Núi Cối ăn thông với Núi Lớn và Suối Chí huyện Nghĩa Hành. Căn cứ Núi Lớn có núi Rừng Cấm cao nên có tầm quan sát rộng, kiểm soát được hành lang rộng lớn ở ba hướng bắc, tây bắc và đông bắc cho đến phía tây quốc lộ 1A.


Bối cảnh ra đời


Để đối phó với âm mưu và hành động đánh phá dã man của Mỹ-Diệm. Vào 1/1955 Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp tại thôn Lương Nông xã Đức Minh huyện Mộ Đức, bàn việc xây dựng căn cứ địa ở đồng bằng và miền núi làm chỗ dựa cho phong trào cách mạng về lâu dài. Quán triệt chủ trương trên của Tỉnh ủy, vấn đề bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lượng cách mạng được Huyện ủy Mộ Đức xác định là cấp thiết. Nhưng từ năm 1955 đến năm 1957, Mỹ-Diệm đã chọn Mộ Đức là một trong những vị trí trọng điểm khủng bố tàn bạo, đánh phá khốc liệt, điều này làm cho Đảng bộ bị tổn thất rất lớn. Nơi đóng trú của cơ quan Huyện ủy tại núi An Hòa (hầm Bà Noa) thuộc xã Đức Chánh bị phát hiện, nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện và một số xã đã bị bắt, bị giết và hy sinh. 

 

Để tiếp tục tồn tại và lãnh đạo phát triển phong trào cách mạng trong huyện Mộ Đức. Đầu năm 1960, Huyện ủy lâm thời Mộ Đức được thành lập, mở ra những điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong huyện đấu tranh giành thắng lợi trong giai đoạn mới. Nhận rõ tầm quan trọng của căn cứ địa - hậu phương ở vùng rừng núi, đồng thời chấp hành Nghị quyết của Khu ủy (2/1961) và chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Ngãi đề ra tại cuộc họp ở Nà Niêu Trà Bồng (6/1961) "về việc tiếp tục đẩy mạnh củng cố, xây dựng miền núi thành căn cứ địa cách mạng trong đó có miền núi huyện Mộ Đức, huyện Tư Nghĩa".... Đảng bộ Mộ Đức, cùng với việc củng cố cơ sở chính trị, chuyển hướng hình thức và phương hướng đấu tranh, đã khẩn trương xây dựng căn cứ địa cách mạng ở vùng giáp ranh miền núi thuộc xã Đức Phú và Đức Hòa trong đó lấy Núi Lớn - Đức Phú làm chỗ đứng chân cơ quan lãnh đạo của huyện, phát triển lực lượng cách mạng, rồi tiến tới xây dựng bàn đạp xuống đồng bằng, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng. 

 

Lúc bây giờ, Xã Đức Phú có địa hình hiểm trở, rừng núi trùng điệp, với nhiều khe, nhiều suối, nhiều thung lũng nhỏ, có hang hố đá sâu, được cây cối rừng già che phủ. Núi non chiếm 3/4 diện tích đất đai và bao bọc ở ba mặt tây, nam và tây bắc với những ngọn núi cao như Núi Lớn, Núi Cối, Núi Lỗ Bom, Đinh Ba… tạo nên một địa thế hiểm trở thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ địa làm chỗ đứng vững chắc cho hoạt động lãnh đạo phong trào cách mạng trong huyện và trong tỉnh. Đức Phú là xã có đất rộng, chiếm 1/5 diện tích đất đai của toàn huyện, nhân dân có truyền thống lao động cần cù, tự túc, tự cường trong sản xuất, lương thực đảm bảo vừa đủ ăn, vừa có khả năng đóng góp cho kháng chiến, là xã được giải phóng sớm nhất của huyện trong phong trào “Đồng khởi” lần thứ I ở nông thôn, đồng bằng (1961 - 1962) nên ta xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng tin tưởng, cơ sở Đảng, Đoàn thể và lực lượng chính trị cũng như quân dân du kích ngày một tăng cường và phát triển, đây là những điều kiện thuận lợi về căn cứ “lòng dân” đảm bảo xây dựng căn cứ địa cách mạng, làm chỗ dựa cho đấu tranh lâu dài. 

 

Dựa vào những yếu tố trọng yếu nêu trên, ngay sau khi Huyện ủy lâm thời Mộ Đức được thành lập. Để tồn tại và phát triển, lãnh đạo nhân dân trong đấu tranh trong thời kỳ tiếp theo, Đảng bộ huyện Mộ Đức nhận thấy vai trò, vị trí chiến lược của Núi Lớn trong việc dựa vào mạch Núi Lớn hiểm trở của Khánh Giang Trường Lệ  Hành Tín Đông - Nghĩa Hành để liên lạc với các căn cứ miền núi của cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh với các căn cứ ở đồng bằng; đồng thời xây dựng Núi Lớn thành căn cứ chiến lược làm chỗ đứng chân an toàn thuận lợi của cơ quan lãnh đạo huyện, đảm bảo lãnh đạo nhân dân kháng chiến trong điều kiện ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

 

Cũng nhờ địa thế hiểm trở lại thông với núi rừng ở phía tây nên thuận lợi an toàn cho việc đóng trú cũng như bố phòng bảo vệ. Khi bị động ta có thể di chuyển lên hướng tây qua Núi Lớn - Suối Chí - Hành Tín - Nghĩa Hành. Về phía địch rất khó tiến công vào căn cứ bởi chúng không thể tiến hành thế trận dài ngày hoặc ở lại đêm trong vùng rừng núi rậm rạp với nhiều chướng ngại, địa vật cản trở, cùng sự bủa vây của chông bẫy và bãi mìn của quân ta. Vì vậy, Núi Lớn được xây dựng thành căn cứ chiến lược, nơi đóng trú của cơ quan lãnh đạo và ban ngành trong huyện, gồm: 


1. Nơi đóng trú của cơ quan Huyện ủy Mộ Đức gồm hầm núp, bom pháo, nhà hội họp, nhà ở, nhà làm việc của lãnh đạo Huyện ủy. 

2. Nơi đóng trú của Trường Đảng huyện. 

3. Nơi đóng trú của Huyện đội Mộ Đức. 

4. Nơi đóng trú của cơ quan An ninh huyện Mộ Đức. 

5. Nơi đóng trú của Bệnh xá huyện Mộ Đức. 

 

Trong đó, nơi đóng trú của Huyện ủy là trung tâm căn cứ luôn đảm bảo sự liên lạc cũng như sự chỉ đạo của Thường vụ Huyện ủy đối với các cơ quan tham mưu của huyện đóng xung quanh. Chính tại trung tâm căn cứ, nơi đóng trú của Huyện ủy đã diễn ra những Đại hội quan trọng của huyện Đảng bộ Mộ Đức trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, như: Đại hội I: 18/7/1965; Đại hội II: 4/1967; Đại hội IV: 1/1970; Đại hội V: 20/9/1971. Tại đây thông qua các kỳ đại hội, Đảng bộ huyện Mộ Đức đã vạch ra chủ trương, đường lối, những quyết định chiến lược cho từng giai đoạn  đấu tranh, đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ ở chiến trường Mộ Đức.


Giá trị lịch sử, khoa học, văn hóa của di tích 


Di tích căn cứ Núi Lớn phản ánh ý chí kiên cường bất khuất và sự vận dụng đúng đắn sáng tạo chủ trương đường lối của Trung ương Đảng, Quân khu V và Tỉnh ủy Quảng Ngãi về việc “xây dựng miền núi thành căn cứ địa cách mạng, xây dựng chỗ dựa lâu dài cho phong trào cách mạng”.  

Di ích căn cứ Núi Lớn là trung tâm xuất phát điểm của nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng bộ huyện Mộ Đức với chủ trương đúng đắn kịp thời, giải quyết những vấn đề cách mạng của huyện nhà đặt ra trong từng thời kỳ. Từng giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, 

Di tích căn cứ Núi Lớn còn là minh chứng về việc xây dựng “Căn cứ lòng dân” khẳng định lòng tin yêu, cưu mang che chở của nhân dân Đức Phú – Mộ Đức đối với Đảng. Bài học của yếu tố lòng dân, tình dân nghĩa Đảng, tinh thần lấy dân làm gốc phải được khắc ghi bằng bia bản tại đây để lưu truyền cho các thế hệ nối tiếp, noi gương, học tập, đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. 

 

(Di tích căn cứ Núi Lớn được công nhận di tích cấp tỉnh ở Quyết định số 3202/QĐ-CT tỉnh Quảng Ngãi ngày 09/12/2004)

 
Mời bạn tham gia bình luận
    CÁC BÌNH LUẬN
    CÁC TIN LIÊN QUAN KHÁC

       Di tích Miếu Bà Kỳ Tân 21:25 30/01/2024 [195]


      Di tích địa đạo Đức Chánh 15:58 18/01/2024 [76]


       Di tích Căn cứ Hố Đá 15:34 04/01/2024 [84]


       Di tích nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm 15:31 04/01/2024 [94]


       Di tích Nhà đồng chí Trần Hàm 09:29 01/01/2024 [74]


      Di tích Chiến thắng Quai Mõ (Tên gọi khác Chiến Thắng Quay Mỏ) 16:22 25/12/2023 [122]


       Di tích Chiến thắng Đá Bàn 16:16 25/12/2023 [83]


      Di tích Suối Loa 15:47 22/12/2023 [83]


      Di tích chiến thắng Trà Nô 20:54 21/12/2023 [79]


       Di tích Địa điểm Chiến thắng Mỏ Cày 18:09 21/12/2023 [55]


       Di tích Nhà lưu niệm đồng chí Trần Toại 17:21 21/12/2023 [53]


      Di tích xưởng quân giới 240 21:36 14/12/2023 [76]


      Trường Trung học bình dân miền Nam Trung Bộ 22:35 12/12/2023 [85]


       Di tích khu lưu niệm Anh hùng liệt sĩ, Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm 12:08 03/12/2023 [97]


      Di tích Mộ và Nhà Thờ Lê Khiết (Mộ và nhà thờ ông Lê Tựu Khiết) 09:21 03/12/2023 [94]

       Di tích Địa đạo Phú Lộc 19:09 02/12/2023 [99]
       Di tích Đình Làng Lâm Sơn - Nghĩa Hành 16:01 02/12/2023 [96]


NHÂN VẬT LỊCH SỬ   


    TIN ĐỌC NHIỀU NHẤT
  Di tích Miếu Bà Kỳ Tân
 Di tích địa đạo Đức Chánh
  Di tích Căn cứ Hố Đá
  Di tích nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm
 Thử tài với câu hỏi trắc nghiệm
 Di tích Căn cứ Núi Lớn
  Di tích Nhà đồng chí Trần Hàm
 Di tích Chiến thắng Quai Mõ (Tên gọi khác Chiến Thắng Quay Mỏ)
  Di tích Chiến thắng Đá Bàn
  Chiến khu Cao Muôn (huyện Ba Tơ)



 

    TRUY CẬP

 

   NHÓM NGHIÊN CỨU KHKT

 

    CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

 

    Ban biên tập Trang thông tin điện tử Nhóm nghiên cứu

 

    Hoạt động theo giấy phép số 2468 /GPTTĐT-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 30/11/2023


   

 

 LIÊN HỆ 

 

NHÓM NGHIÊN CỨU KHKT

 

  📞 Điện thoại: 0376371267

 

  ✉️ Email: hisqng@gmail.com

 

  🏠 Địa chỉ: 180/43 Hoàng Hoa Thám, TP Quảng Ngãi